9 loại hàng hóa nguy hiểm và lưu ý khi vận chuyển

Vận chuyển hóa chất công nghiệp an toàn là mối quan tâm của các đơn vị vận tải và đơn vị kinh doanh hóa chất.

Bên cạnh đó, hóa chất luôn được sản xuất với số lượng lớn, chủ yếu sử dụng trong các ngành công nghiệp trước khi trở thành sản phẩm cho người tiêu dùng nói chung.

Vậy các công ty hóa chất cần tuân theo những quy định và điều kiện như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé.

9 Loại hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển

Dựa vào tính chất đặc trưng của từng loại, từng mục mà nó được chia thành 9 loại và nhiều nhóm khác nhau, xem thêm chi tiết các loại hàng nguy hiểm dưới đây:

THÔNG TINMÔ TẢ
Loại 1: Chất nổ Nhóm 1.1: Các vật, các chất có nguy cơ nổ lớn
Nhóm 1.2: Các vật, chất có nguy cơ phóng lửa nhưng không có nguy cơ nổ lớn
Nhóm 1.3: Các vật, chất có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc phóng lửa nhỏ hoặc cả hai, nhưng không có nguy cơ nổ rộng
Nhóm 1.4: Các vật, chất có nguy cơ không đáng kể
Nhóm 1.5: Các chất rất kém nhạy nhưng lại có nguy cơ nổ lớn
Nhóm 1.6: Các vật, chất không nhạy, không có nguy cơ nổ lớn
Loại 2: Khí Nhóm 2.1: Khí dễ cháy
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc
Nhóm 2.3: Khí độc hại
Loại 3: Chất lỏng dễ cháy Xăng, dầu, các axit hữu cơ, rượu…
Loại 4 Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy
Nhóm 4.2: Các chất có khả năng tự bùng cháy
Nhóm 4.3: Các chất tiếp xúc với nước, tỏa ra khí dễ cháy
Loại 5 Nhóm 5.1: Chất oxy hóa
Nhóm 5.2: Chất peroxit hữu cơ
Loại 6 Nhóm 6.1: Chất độc
Nhóm 6.2: Chất lây nhiễm
Loại 7: Vật liệu phóng xạ Sản phẩm phụ của việc sản xuất năng lượng hạt nhân
Loại 8: Chất ăn mòn Axit
Base
Tác nhân dehydrat
Loại 9: Các vật, các chất nguy hiểm khác Các loại dung môi, hóa chất được cấm bởi nhà nước VN
9-loai-hang-hoa-cuc-ky-nguy-hiem-khi-van-chuyen
9 loại hàng hóa cực kỳ nguy hiểm khi vận chuyển

Những lưu ý khi vận tải các loại hàng nguy hiểm

Khi vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không, bạn cần chuẩn bị những giấy từ, chứng từ xác nhận và các thủ tục quan trọng khác.

Mỗi loại hàng hóa sẽ được sử dụng với những mục đích khác nhau và được cán bộ, các ngành khác nhau quản lý và giám sát. Vì thế, tùy từng mặt hàng nguy hiểm sẽ được cấp giấy phép bởi một cơ quan phù hợp. Cụ thể như sau:

“Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm” được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

“Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm là các chất bảo vệ thực vật” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.

“Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8″ được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.

“Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9″ được Bộ Công an cấp.

“Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng” được Bộ Y tế cấp.

Riêng bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ có quy định riêng với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng của lực lượng vũ trang.

Yêu cầu đối với bao bì, thùng chứa hóa chất

Phải được làm bằng các vật liệu đảm bảo phù hợp với từng loại hóa chất theo quy định tại điều 25 thông tư số 29/2011/TT-BYT ngày 30/6/2011Phải được dán hình tượng biểu thị tính chấy vật lý của hóa chất.

Kích thước biểu tượng 100mm x 100mm đối với thùng chứa. Còn với container sẽ là 250mm x 250mm.

Phải được dán biểu tượng nguy hiểm. Kích thước biểu tượng nguy hiểm sẽ là 100mm x 100mm đối với thùng chứa. Còn với container sẽ là 250mm x 250mm.

Phải có thông báo nguy hiểm. Kích thước báo hiệu nguy hiểm là 300mm x 500mm.

9-loai-hang-hoa-nguy-hiem-va-luu-y-khi-van-chuyen
9 Loại hàng hóa nguy hiểm và lưu ý khi vận chuyển hóa chất

Quy định về đóng gói hàng hóa nguy hiểm

Bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm phải có nhãn hàng hóa nguy hiểm theo đúng quy định, trình tự và nguyên tắc đề ra. Cụ thể như sau:

Các loại hóa chất dễ gây cháy nổ phải được đóng kín và khi vận chuyển phải tránh xa lửa và các tác nhân gây ra lửa.

Đối với những chất dễ phản ứng, dễ ăn mòn thì nên đựng trong chai lọ làm bằng thủy tinh hoặc chất liệu phù hợp.

Những chất lây nhiễm, độc hại khi đóng gói và gửi hàng cần được trang bị bảo hộ lao động phù hợp.

Mặt hàng hóa chất như xăng, dầu cần có xe chuyên dụng để chở.

Các loại hàng hóa dễ bắt lửa, dễ cháy nổ cần phải được kê lên kệ, không tiếp xúc với thùng xe để tránh trường hợp nước ngấm vào làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa. .

Sau khi đóng gói và chuyển lên xe vận chuyển, cần ghi rõ các thông tin của hàng hóa lên bao bì và dán biểu tượng nguy hiểm, cảnh báo..

Để giúp cho việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm diễn ra an toàn và nhanh chóng thì sử dụng pallet nhựa là một giải pháp tốt. Pallet nhựa có ưu điểm vượt trội hơn hẳn các loại pallet gỗ, sắt bởi khả năng ứng dụng cao, cách điện, cách nhiệt tốt nên tránh được tình trạng nấm mốc hoặc axit ăn mòn.

Vương Trần SAPACo

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *