Các loại phụ gia và hợp chất có trong sơn

Ngoài 3 thành phần là chất tạo màng, dung môi và bột màu, trong sơn còn chứa một số nguyên liệu khác với tỉ lệ rất nhỏ (thường ≤ 1%) gọi là các chất phụ gia cho sơn.

Phân loại các phụ gia sơn như sau:

Các chất phụ gia thông dụng:

  • Chất phá bọt (Defoamer: phá bọt lớn khi sản xuất) Deaerator: phá bọt nhỏ khi thi công)
  • Chất lưu biến (Rheology)
  • Chất hoạt động bề mặt (Surfactant)
  • Chất thấm ướt và phân tán (Wetting & Dispersing)

Các chất phụ gia chuyên dụng:

  • Phụ gia tăng cường tính chống rỉ cho bột màu
  • Chất chống lắng – Chất chống loang màu
  • Chất chống nhăn mặt sơn lỏng
  • Chất chống ăn mòn và chống thối trong bao bì sơn
  • Chất chống rêu mốc
  • Các chất phụ gia đặc biệt khác….
1 / 1 – Chemical- mixing - chất-pha-loãng-sơn-01
Các loại phụ gia và hợp chất có trong sơn – Ảnh: canvas

Các loại phụ gia và hợp chất có trong sơn

Như đã biết ngoài 3 thành phần chính của sơn là chất tạo màng, dung môi và bột màu, trong sơn còn chứa một số nguyên liệu khác với tỉ lệ rất nhỏ (thường ≤ 1%) gọi là các chất phụ gia cho sơn.

Các chất phụ gia này có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng màng sơn.

Các loại phụ gia và hợp chất có trong sơn thường rất khó xác định thành phần hóa học một cách rõ ràng như chất tạo màng, dung môi, bột màu, nên thường phân loại chúng theo chức năng, mục đích sử dụng để cải thiện tính chất của sơn.

Ví dụ: phá bọt, phân tán van thấm ướt bột màu, chống lắng, chống nhăn, chống tia tử ngoại, chống rêu mốc, chống thối, v.v…

Phụ gia chống lắng

Bột màu và bột độn thường có kích thước khoảng 10-20 micron, chúng không liên kết với nhau chính vì vậy trong quá trình khuấy trộn  những phân tử bột này có hiện tượng lắng xuống đáy của thùng khi lưu giữ trong kho hoặc để trong thời gian dài mà chưa sử dụng.

Để khắc phục hiện tượng này các nhà sản xuất dùng phụ gia chống lắng.

Chất chống lắng là khoáng chất có có tác dụng tạo liên kết mạng, hình thành liên kết đa phương, gắn kết các phân tử trong hỗn hợp nâng đỡ các bột màu và bột độn giảm hiện tượng lắng đọng

Hiện nay, có rất nhiều loại chống lắng cho sơn được bán trên thị trường, tuy nhiên chống lắng được chia làm hai loại chính :

+ Loại chống lắng tự nhiên được sử dụng phổ biển là loại gốc bentonite đi từ quặng tự nhiên.

+ Loại chống lắng tổng hợp được sử dụng phổ biến là loại gốc fumed silica đi từ quá trình nhiệt phân SiO2.

+ Ngoài ra còn loại khác đi từ polyamide.

Phụ gia Chất thấm ướt và phân tán bột màu

+Dùng cho sơn dung môi thường là các muối của axit Cacbonic (H2CO3)

+Dùng cho sơn nước: Polyacrylate và các muối Polyphosphate

Chất chống bọt

Có tác dụng khử bọt phát sinh trong quá trình nghiền pha sơn và trong quá trình thi công sơn là các hợp chất hoá học có nguồn gốc gồm: Gốc dầu khoáng; Gốc silicon; Gốc Polymer không có Silicone.

Chất phụ gia hoạt động bề mặt

Có tác dụng chính làm màng sơn khô có ngoại quan đẹp đẽ (trơn, láng, phẳng, đều màu…). Thường là các hợp chất Polyisoxane hoặc Polyacrylat.

Xem thêm sản phẩm hóa chất công nghiệp hoạt động bề mặt

xang-thom-pha-son-dungmoi-net
Dung môi sử dụng trong nghành sơn – Ảnh: dungmoi.net

Chất chống loang màu

Hiện tượng loang màu của sơn lỏng được biểu hiện bằng 2 dấu hiệu là: sự tách màu (Floating) trên bề mặt sơn lỏng thành những vệt màu khác nhau do sự phân tán không đầy đủ của ít nhất 2 loại bột màu, màu dùng trong sơn.

Sự tách màu của sơn lỏng sẽ dẫn đến sự loang màu ở màng sơn khi khô.

Khắc phục hiện tượng này bằng cách dùng chất phân tán nhằm loại bỏ sự tích điện ở bề mặt bột màu và chất phân tán chống sự tích tụ bột màu trong sơn. Thường sử dụng các chất phụ gia phân tán chống loang màu sau:

  • Aluminium Oxide
  • Disperbyk 160 và Anti-terra P (BYK – Đức)
  • PA3 (Dow Corning – Mỹ)
  • Additive 963 (Henkel – Đức)
5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *