Đức- BASF Gã khổng lồ hóa chất lớn nhất thế giới sắp đóng cửa vì thiếu khí đốt Nga

Đức: Gã khổng lồ hóa chất lớn nhất thế giới sắp đóng cửa vì thiếu khí đốt Nga
Đức- BASF Gã khổng lồ hóa chất lớn nhất thế giới

Nhà máy hóa chất lớn nhất thế giới ở Đức có thể phải đóng cửa do nguồn cung khí đốt của Nga giảm.

Tờ Wall Street Journal đưa tin, với lý do thiếu hụt nguồn khí đốt dồi dào và giá rẻ của Nga, gã khổng lồ hóa chất BASF của Đức có thể buộc phải ngừng sản xuất tại nhà máy hóa chất lớn nhất thế giới ở Ludwigshafen.

Theo Wall Street Journal, BASF đã sử dụng khí đốt tự nhiên của Nga trong nhiều năm để sản xuất điện và nguyên liệu để làm kem đánh răng, bào chế thuốc và chế tạo ô tô. Tuy nhiên, nguồn cung cấp khí đốt của Nga ngày càng cạn kiệt đặt ra mối đe dọa đối với trung tâm sản xuất rộng lớn của công ty.

Cắt giảm ngân sách

“Cắt giảm sản lượng tại cơ sở này sẽ là một nhiệm vụ khổng lồ” – Wall Street Journal trích lời nhà kinh tế cấp cao của BASF, Peter Westerheide. “Chúng tôi chưa bao giờ gặp những tình huống như thế này trước đây. Thật khó tưởng tượng”.

Với diện tích khoảng 10km2, khu phức hợp Ludwigshafen bao gồm khoảng 200 nhà máy, chiếm khoảng 4% tổng nhu cầu khí đốt ở Đức. Khoảng 60% nhiên liệu được sử dụng tại nhà máy dùng để tạo ra điện, trong khi 40% còn lại là nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm hóa học, bao gồm amoniac và axetylen.

BASF ước tính, nếu tổ hợp hóa chất tiếp tục nhận được hơn 50% lượng khí đốt tối đa, các hoạt động có thể được tiếp tục. Nếu không, công việc của khu phức hợp sẽ phải dừng lại.

Đầu tháng này, lượng khí đốt của Nga đến Đức qua đường ống Nord Stream 1 dưới biển đã bị cắt giảm tới 60% do các vấn đề kỹ thuật phát sinh từ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.

Đức: Gã khổng lồ hóa chất lớn nhất thế giới sắp đóng cửa vì thiếu khí đốt Nga
Trạm tiếp nhận khí đốt của đường ống Nord Stream 1 ở Lubmin, Đức. Ảnh: Getty.

Đối phó với khủng hoảng

Để đối phó với cuộc khủng hoảng, Chính phủ Đức đã kích hoạt giai đoạn “báo động” thứ hai của kế hoạch khẩn cấp khí đốt ba cấp độ vào ngày 23.6. Kế hoạch đã được chuẩn bị để tránh sự gián đoạn có thể xảy ra đối với nguồn cung cấp khí đốt. Berlin đã cảnh báo về tình trạng thiếu nhiên liệu trong bối cảnh nguồn cung từ Nga đang giảm dần.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck mô tả sự thiếu hụt khí đốt của Nga là một “cuộc tấn công kinh tế” của Mátxcơva vào Berlin.

“Chúng ta sẽ tự bảo vệ mình trước điều này. Nhưng đất nước của chúng ta bây giờ sẽ phải đi trên một con đường đầy chông gai” – ông nói.

Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp mới được đưa ra vào tuần trước sau khi tập đoàn năng lượng Nga Gazprom thông báo sẽ giảm 60% khí đốt cho Đức.

Trong khi Berlin coi quyết định của Gazprom mang động cơ “chính trị”, thì Mátxcơva lập luận rằng tập đoàn năng lượng Nga không thể duy trì dòng khí một cách an toàn nếu không có tuabin đã được công ty Đức Siemens Energy gửi đến Canada để bảo trì, nhưng vẫn chưa được trả lại, do các lệnh trừng phạt kinh tế của Canada đối với Nga

Chính phủ Canada cho biết

Chính phủ Canada cho biết đang tìm cách khắc phục sự cố. “Mục đích của các lệnh trừng phạt là không bao giờ gây ra đau đớn cho Đức, một trong những người bạn và đồng minh thân thiết nhất của chúng tôi” – Bộ trưởng Tài nguyên Canada Jonathan Wilkinson nói với Bloomberg.

Cơ quan quản lý mạng lưới phân phối khí đốt của Đức – Bundesnetzagentur – thông báo sẽ làm việc để giảm mức tiêu thụ khí đốt của các nhà sản xuất nhằm đối phó với tình huống khẩn cấp đang diễn ra. Quốc gia này lo ngại về dự trữ khí đốt cho mùa đông tới.

Hiện tại, các cơ sở dự trữ khí đốt của Đức đã lấp đầy 58% công suất. Đức muốn đạt 90% công suất vào tháng 12.

Nếu giai đoạn ba – giai đoạn cao nhất của kế hoạch khẩn cấp về khí đốt – được khởi động, Đức- BASF sẽ áp dụng biện pháp phân phối khí đốt.

Theo dungmoi.met

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *