Hóa chất nghành gỗ là gì ? Gỗ công nghiệp là gì ?
Hóa chất nghành gỗ là gì ?
Hiện nay ngành công nghiệp chế biến, sản xuất gỗ đang tăng trưởng mạnh mẽ và dần lớn mạnh. Gỗ còn đóng một vai trò quan trọng là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang các thị trường ở trong khu vực cũng như châu Âu. Bên cạnh những mẫu mã sản phẩm bắt mắt, đa dạng, phong phú cũng yếu tố chất liệu gỗ và sự bảo quản tốt hơn đều được các nhà máy sản xuất chế biến đồ gỗ mỹ nghệ đặc biệt chú trọng.
Ngày nay với sự trợ giúp của công nghệ khoa học, gỗ có sẽ bền hơn, có khả năng chịu lửa cao mà không bị hư hỏng bởi các tác động của vi khuẩn và côn trùng như mục, mối, mọt … Bên cạnh lựa chọn nguyên liệu gỗ tốt ra, phương pháp ngâm tẩm gỗ bằng các hóa chất ngành gỗ để ngăn chặn các loại côn trùng cũng được vào ứng dụng rộng rãi. Do đó, hóa chất ngành gỗ đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực sản xuất, công nghiệp … mà còn trong cả đời sống thường ngày của xã hội.
Có rất nhiều loại hóa chất ngành gỗ để ngâm, tẩm gỗ, để ngăn chặn các loại côn trùng, vi khuẩn như mối, mọt, mục, hà… phá hoại gỗ. Các loại hóa chất cho ngành gỗ hiện đang cung cấp phổ biến như hóa chất Acid Boric, hóa chất Borax 10H2O, hóa chất Borax 5H2O, hóa chất CuSO4, dung dịch Formalin được dùng làm chất kết dính trong ngành ván ép nhân tạo. Bên cạnh đó, thị trường hiện nay còn đang cung cấp nhiều sản phẩm hóa chất dung môi cho ngành gỗ khác.
Công ty TNHH TM DV SAPA là một trong những đơn vị đang cung cấp hóa chất và chuyên cung cấp và bán không chỉ các loại hóa chất ngành gỗ mà còn đa dạng sản phẩm hóa chất dung môi của nhiều ngành công nghiệp khác, phục vụ cho nhiều mục đích kinh doanh và sản xuất công nghiệp trên toàn quốc. Là đơn vị đã có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cung cấp và phân phối các sản phẩm hóa chất cho sản xuất công nghiệp, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Sapa cam kết là thương hiệu hàng đầu mà khách hàng có thể tin tưởng lựa chọn.
Không ngừng tìm kiếm và cung cấp nhiều hơn các mặt hàng hóa chất tốt nhất cho thị trường với mục tiêu đem đến cho khách hàng đa dạng hơn về sự lựa chọn. Các hóa chất trải đều trên mọi lĩnh vực sản xuất từ các hóa chất cơ bản dân dụng cho đến hóa chất ngành gỗ, hóa chất ngành in, hóa chất sử dụng trong xử lý nước, hóa chất ngành dệt và nhuộm, hóa chất nông nghiệp, hóa chất công nghiệp, hóa chất cho sản xuất xi mạ, và rất nhiều các loại hóa chất chuyên môn khác nhau phục vụ trên toàn quốc.
Gỗ công nghiệp là gì ?
Gỗ công nghiệp được hiểu là các dòng gỗ được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp. Đây là tên gọi được dùng để phân biệt với các dòng gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp được cấu tạo từ thành phần chính là vụn, dăm, bột, sợi gỗ từ thiên nhiên kết hợp cùng chất kết dính và các hóa chất, phụ gia khác. Loại gỗ này sử dụng các loại gỗ tự nhiên có thân nhỏ như: Keo, tràm,… hoặc từ nhánh cây, vụn gỗ.
Gỗ tự nhiên sẽ được xử lý, băm nhỏ hoặc nghiền nhỏ sau đó trộn cùng keo, hóa chất và được ép chặt, sấy khô thành ván gỗ. Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp cơ bản sẽ bao gồm các bước như:
- Nghiền hoặc băm nhỏ nguyên liệu
- Rửa sạch tạp chất
- Trộn keo dính cùng chất phụ gia
- Ép thủy lực thành các tấm gỗ với kích thước và độ dày tùy chỉnh
Gỗ công nghiệp được cấu tạo từ hai thành phần cơ bản bao gồm cốt gỗ và bề mặt. Phần cốt gỗ quyết định đặc trưng chất lượng, tuổi thọ, độ bền của gỗ công nghiệp. Trong khi đó phần bề mặt lại quyết định đến khả năng chống bám bẩn, tính thẩm mỹ và các tính năng chống xước, chống cháy, chống ẩm,… Hai dòng gỗ công nghiệp được ứng dụng nhiều nhất trong đời sống bao gồm: Gỗ MFC và MDF.
Ngày nay gỗ công nghiệp ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất. Với các ưu điểm như mức giá thành phải chăng, độ bền tốt, tính thẩm mỹ cao, gỗ công nghiệp đang dần thay thế các dòng gỗ tự nhiên. Vậy gỗ công nghiệp loại nào tốt? Câu trả lời sẽ có tại phần tiếp theo của bài viết.
Gỗ công nghiệp loại nào tốt?
Với công nghệ sản xuất hiện đại, trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng gỗ công nghiệp. Mỗi dòng gỗ lại có đặc điểm, thành phần và quy trình sản xuất khác nhau. Để biết gỗ công nghiệp loại nào tốt nhất, chúng ta cùng tìm hiểu đặc điểm của từng dòng gỗ.
Cốt gỗ ván dăm MFC
Đây là dòng ván gỗ công nghiệp phổ biến nhất trên thị trường với cốt gỗ không mịn, dễ dàng phân biệt. Dòng gỗ này được được cấu tạo từ nhánh cây, cành cây, thân gỗ rừng trồng. Trong đó phổ biến nhất là các loại gỗ như keo, bạch đàn, cao su, tràm,… Đây là loại gỗ có độ bền cơ lý cao, phong phú về chủng loại, kích thước bề mặt rộng.
Các loại gỗ này sẽ được đưa vào máy nghiền nát thành dăm gỗ, sau đó trộn cùng keo chuyên dụng. Sau đó ép thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như: 9mm, 12mm, 15mm, 18mm, 25mm. Cốt ván dăm có nhiều loại như: Cốt xanh chống ẩm, cốt trắng, cốt đen. Kích thước ván theo quy chuẩn là: 1220mm x 2440mm.
Cốt gỗ MDF
Gỗ công nghiệp MDF được chia thành 2 loại bao gồm MDF lõi thường và MDF lõi xanh chống ẩm. MDF được viết tắt của từ tiếng anh Medium Density Fiberboard. Ván gỗ MDF được tạo thành từ nhánh cây, cành cây sau khi được nghiền nát và trộn với keo. Sau đó hỗn hợp này sẽ được ép thành tấm ván với độ dày đa dạng như: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 18mm, 25mm. Kích thước tiêu chuẩn của ván là 1220mm x 2440mm.
Cấu tạo của ván gỗ MDF bao gồm: Bột sợi gỗ, chất kết dính, chất chống mối mọt, chống mốc, parafin wax, bột độn vô cơ.
Cốt gỗ HDF
Gỗ HDF được viết tắt từ High Density Fiberboard. Dòng ván gỗ này được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên. Thành phần còn lại là chất kết dính và các loại chất phụ gia khác. Dòng gỗ này có màu vàng đậm, bề mặt ván gỗ nhẵn và mịn.
Quy trình sản xuất gỗ HDF bao gồm: Bột gỗ tự nhiên sẽ được luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Gỗ được sấy khô hết nước và xử lý hết nhựa trong thời gian nhất định. Bột gỗ sẽ được trộn chung với chất phụ gia, chất bảo vệ gỗ, keo chuyên dụng. Sau đó hỗn hợp gỗ sẽ được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2). Cuối cùng gỗ sẽ được định hình thành tấm với có độ dày từ 6mm – 24mm và kích thước 2.000mm x 2.400mm.
Ván ép hay cốt gỗ dán (plywood)
Plywood là loại gỗ được cấu tạo từ gỗ tự nhiên. Gỗ được lạng mỏng thành tấm có độ dày 1mm. Các tấm gỗ mỏng sẽ được ép một cách đan xen với chất kết dính. Ưu điểm của loại gỗ này chính là không bị nứt, không bị co ngót hay mối mọt. Dòng gỗ này thường có 3, 5, 7 hoặc 11 lớp. Gỗ dán giúp khắc phục nhược điểm cong vênh, co ngót của gỗ tự nhiên.
Dòng gỗ này có khả năng chịu lực tốt hơn so với gỗ công nghiệp MFC và MDF. Ván gỗ dán thường được phủ bề mặt veneer sau đó sơn phủ PU để bảo vệ. Các sản phẩm gỗ Plywood phủ melamine cũng được ứng dụng khá phổ biến trên thị trường.
Gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh được cấu tạo từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Gỗ thanh nhỏ sẽ được hấp sấy, sau đó kết dính bằng keo chuyên dụng. Dòng gỗ này thường được dán lớp veneer nhằm tăng tính thẩm mỹ. Gỗ ghép thanh có chất lượng tốt, mức giá thành phải chăng nên được ứng dụng khá phổ biến. Dòng gỗ này không bị cong vênh, co ngót hay mối mọt như dòng gỗ tự nhiên thông thường.
Ván gỗ nhựa
Ván gỗ nhựa hay tấm gỗ nhựa thường được biết đến với tên gọi WPC. Đây là dòng gỗ sử dụng nguyên liệu tổng hợp bao gồm bột gỗ và nhựa, các chất phụ gia. Ưu điểm của dòng gỗ này là có thể dễ dàng uốn, định hình. WPC mang cả hai đặc tính của nhựa và gỗ mang đến nhiều ưu điểm. Gỗ có thể gia công mộc như bình thường. Cùng các tính năng như chống mối mọt, chống mục nát, chống ẩm.
Tấm gỗ nhựa có thể sử dụng làm ngoại thất ngoài trời. Màu sắc của gỗ vô cùng đa dạng, với nhiều hoa văn, màu vân gỗ, vân đá. Bề mặt tấm gỗ nhựa có thể phủ nhiều dòng sơn như ván gỗ thông thường.
Các loại lớp phủ, sơn phủ bề mặt gỗ công nghiệp
Một yếu tố quyết định gỗ công nghiệp loại nào tốt chính là lớp phủ bề mặt ván gỗ. Lớp phủ không chỉ quyết định tính thẩm mỹ và còn mang đến độ bền và các tính năng cho ván gỗ. Hiện nay trên thị trường phổ biến nhất với các lớp phủ bề mặt như:
Melamine
Có đến 80% các sản phẩm gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay sử dụng lớp phủ Melamine. Lớp phủ này mang đến các ưu điểm như:
- Thân thiện với môi trường tự nhiên và an toàn với sức khỏe người dùng
- Màu sắc đa dạng, phong phú
- Mức giá thành phải chăng
- Màu sắc hợp xu hướng và có độ bền cao
- Chống ẩm, chống thấm nước, chống va đập, chống trầy xước
- Dễ dàng lau chùi vệ sinh, chống mối mọt
Melamine được cấu tạo từ nhựa tổng hợp, có độ mỏng từ 0.4 – 1 zem (1 zem= 0,1mm). Lớp phủ này thường được sử dụng cho ván dăm (Okal) hoặc Ván mịn (MDF). Các tấm gỗ phủ Melamine – MFC thường có kích thước tiêu chuẩn là: 1220 x 2440 hoặc 1830 x 2440mm. Sau khi hoàn thiện ván gỗ phủ Melamine thường có độ dày 18mm hoặc 25mm.
Laminate
Laminate được cấu tạo từ nhựa tổng hợp, nhưng có độ dày hơn nhiều so với melamine. Độ dày của laminate là 0.5-1mm, tuy nhiên thông thường Laminate được ứng dụng với độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Lớp phủ này được phủ chủ yếu lên: Ván dán (Okal) và ván mịn (MDF). Ngoài ra Laminate còn được dán vào các sản phẩm gỗ uốn cong dựa trên công nghệ postforming.
Laminate là lớp phủ được sử dụng phổ biến trong sản xuất nội thất gỗ công nghiệp. Lớp phủ này mang đến các ưu điểm như: Màu sắc phong phú, có tính ổn định, chịu lực cao; Chống xước, chống ẩm, chịu lửa và chống mối mọt tốt. Màu sắc và hoa văn của lớp phủ laminate vô cùng đa dạng.
Bề mặt veneer
Veneer là bề mặt gỗ tự nhiên sau khi được khai thác, bóc ly tâm thành lát có độ dày từ 0.3mm > 0.6mm. Trung bình chiều rộng của gỗ khoảng 180mm, dài khoảng 240mm. Sau khi được lạng mỏng gỗ sẽ được phơi sấy tạo thành tấm Veneer.
Ưu điểm của Veneer chính là mức giá thành phải chăng, dễ dàng thi công. Do được khai thác từ gỗ tự nhiên nên Veneer có đầy đủ các đặc trưng của gỗ tự nhiên. Màu sắc và vân gỗ giống với gỗ tự nhiên, mang lại tính thẩm mỹ cao. Để tăng tính thẩm mỹ cho nội thất gỗ công nghiệp nhiều xưởng sản xuất thường sử dụng lớp phủ veneer.
Lớp phủ acrylic
Acrylic là loại nhựa PMMA (poly(methyl)-methacrylate) mang đến vẻ đẹp sang trọng cho nội thất gỗ công nghiệp. Acrylic có hai dạng bao gồm:
- Acrylic có màu
- Acrylic có tính trong suốt còn được gọi là Acrylic Glass
Lớp phủ Acrylic mang đến nhiều ưu điểm như màu sắc đa dạng với hơn 40 màu phong phú. Lớp phủ này có màu sắc ổn định, không bị bay màu theo thời gian. Acrylic có tính thẩm mỹ cao, cho bề mặt gỗ sáng bóng như gương, phù hợp với nội thất phòng ngủ, phòng bếp.
Ưu – Nhược điểm của gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp sở hữu nhiều ưu điểm, ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Gỗ công nghiệp có các ưu và nhược điểm nổi bật như:
Ưu điểm
- Không bị co ngót do thời tiết, cong vênh, mối mọt
- Bề mặt ván gỗ phẳng và nhẵn
- Có thể ứng dụng tại các bề mặt phẳng, lớn do có tiết diện lớn
- Dễ dàng sơn hoặc kết hợp các vật liệu trang trí, lớp phủ bề mặt như: Acrylic, melamine, veneer, laminate,…
- Mức giá thành phải chăng
- Dễ dàng thi công, gia công
- Nguồn nguyên liệu sẵn có
Nhược điểm của gỗ công nghiệp
- Không có độ dẻo dai, độ bền như gỗ tự nhiên
- Khả năng chịu lực không bằng gỗ tự nhiên
- Không trạm trổ hoa văn họa tiết được như gỗ tự nhiên
- Một số dòng gỗ công nghiệp có thành phần fomandehit có thể ảnh hưởng đến sức khỏe