Thị Trường hóa chất Ấn Độ Và Những Tiềm Năng Cho Việt Nam

Thị trường Ấn Độ được đánh giá là một thị trường hết sức tiềm năng đối với Việt Nam. Tại sao lại như vậy? Thị trường Ấn Độ có gì mà lại trở thành tiềm năng lớn đối với Việt Nam? Hãy cùng IICCI-HCSP theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về thị trường Ấn Độ tiềm năng nhé!

Tìm hiểu về thị trường Ấn Độ

Ấn Độ là một thị trường vô cùng rộng lớn khi là một trong những quốc gia đông dân nhất trên thế giới với nhu cầu đa dạng về các mặt hàng hóa và lượng tiêu thụ hàng hóa lớn. GDP của Ấn Độ lớn thứ 7 trên toàn cầu và thị trường chứng khoán nước này cũng đứng hàng thứ 9. Khi được giới thiệu về những mặt hàng nông, thủy sản, trái cây tươi của Việt Nam, đặc biệt là trái thanh long và cá ba sa, các Hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp Ấn Độ đều đánh giá cao hàng của Việt Nam. Các sản phẩm này được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, có chất lượng tốt, an toàn. So sánh với nhiều nhóm hàng cùng loại của Ấn Độ, một số sản phẩm Việt Nam có chất lượng cao hơn, có thể kinh doanh ở phân khúc tiêu dùng cao cấp. Chính vì thế, ta có thể thấy rằng, Ấn Độ là một thị trường rất tiềm năng để Việt Nam có thể giao thương, xuất khẩu hàng hóa.

thị trường ấn độ và tiềm năng thương mại

Thị trường Ấn Độ và những tiềm năng cho Việt Nam

Tiềm năng về kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Ấn Độ

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Ấn Độ trong tháng 8 năm 2020 đạt 1,02 tỷ USD tăng 12% so với tháng 7 và tương đương với kết quả đã đạt được cùng kỳ năm ngoái. Có thể thấy, giao thương giữa Việt Nam và Ấn Độ đã được thúc đẩy không ngừng trên những con số. Theo VCCI-HCM, Ấn Độ hiện là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Còn Việt Nam là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ trong khu vực ASEAN.

Tiềm năng về xuất khẩu trái cây sang thị trường Ấn Độ

Theo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, qua các buổi làm việc và tọa đàm giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Phòng Thương mại và Công nghiệp các nhà nhập khẩu Ấn Độ, Hội đồng Xúc tiến Thương mại Ấn Độ và các chuỗi siêu thị bán lẻ cho thấy, Việt Nam và Ấn Độ cùng đánh giá cao thị trường và các mặt hàng xuất khẩu của nhau. Đặc biệt, các doanh nghiệp Ấn Độ đánh giá cao chất lượng, hương vị của các mặt hàng trái cây của Việt Nam như thanh long, quả vải và mong muốn có nhiều hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho thanh long tại thị trường Ấn Độ, mong muốn Việt Nam sớm xin cấp phép nhập khẩu quả vải vào Ấn Độ.

thị trường ấn độ

Tiềm năng về xuất khẩu các ngành nghề khác

Theo Cục Đầu tư nước ngoài Việt Nam, tính đến tháng 6 năm 2020, Ấn Độ có 278 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 887,27 triệu USD, đứng thứ 26 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trước đây, thương mại 2 nước Việt Nam – Ấn Độ chỉ phụ thuộc vào 3 ngành hàng lớn là thức ăn chăn nuôi, bắp và dược phẩm, trong đó Việt Nam nhập khẩu là chủ yếu. Còn hiện nay, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu đã có thay đổi lớn, bao trùm sang các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, thiết bị điện tử, điện thoại di động và linh kiện, máy móc thiết bị, dược phẩm, hóa chất, hàng dệt may, xơ sợi, ô tô… Quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam – Ấn Độ đang ngày càng phát triển mạnh về chất và lượng…

tiềm năng của thị trường ấn độ

Tiềm năng về phương thức vận chuyển

Ngoài việc giao thương các loại hàng hóa tiêu dùng, sử dụng thì việc cùng phát triển về giao thông như hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt,… cũng giúp cho nhiều dự án của hai bên được thuận lợi hơn. Đồng thời việc vận chuyển hàng hóa cũng như du lịch và giao lưu giữa nhân dân hai nước cũng được phát triển tốt hơn.

Tiềm năng về loại bỏ nhiều khoản thuế

Ấn Độ cam kết loại bỏ 80% số dòng thuế tính đến năm 2016 và 10% số dòng thuế sẽ được cắt giảm một phần vào năm 2019. Danh sách loại trừ chiếm khoảng 10% số dòng thuế. Các hàng hóa mà Ấn Độ cam kết bãi bỏ thuế quan bao gồm động vật sống, thịt, cá, sữa, rau, dầu mỡ, bánh kẹo, nước ép trái cây, hóa chất, mỹ phẩm, dệt may, kim loại, thép, máy móc, thiết bị điện, đồng hồ… Với cam kết cắt giảm thuế từ phía Ấn Độ thì nhiều danh mục hàng hóa mà Việt Nam sẽ được hưởng lợi như hàng may mặc, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hải sản, than, cao su, thép,… Ngoài ra, năm 2018 Ấn Độ đã đồng ý giảm thuế xuống 45% đối với cà phê và trà đen, và 50% đối với hồ tiêu. Đây là những sản phẩm nhạy cảm của Ấn Độ nhưng là lợi thế xuất khẩu của Việt Nam. Danh sách loại trừ của Ấn Độ bao gồm 489 dòng thuế, chiếm 5% tổng giá trị thương mại.

Khó khăn của thị trường Ấn Độ

Mặc dù thị trường Ấn Độ vẫn còn những khó khăn như khoảng cách địa lý xa, giao thông không thuận tiện, thông tin thị trường còn thiếu, điều kiện cơ sở hạ tầng chưa phát triển cân xứng giữa các vùng miền, sự khác biệt về văn hóa, tập quán, ngôn ngữ… nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, với sức mua lớn của thị trường 1 tỷ dân cũng như những nỗ lực của Ấn Độ trong việc phát triển kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, chính sách thu hút đầu tư, sẽ là các cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới thị trường đầy tiềm năng này.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về việc giao thương giữa Việt Nam và Ấn Độ thì đừng ngần ngại liên hệ với Hóa Chất SAPA để được tư vấn miễn phí nhé!

Nguồn iiccivietnam 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *