1. Home
  2. Hóa chất và đời sống
  3. Vì sao cồn được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghành nghề?
Hóa Chất Sapa 2 năm trước

Vì sao cồn được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghành nghề?

Trước tiên chúng ta cần phải biết Cồn là gì? Xem bài viết này để để hiểu thêm Cồn là gì? Các dạng cồn phổ biến nhất?

Những ứng dụng quan trọng của cồn trong đời sống

Cồn, dưới nhiều dạng khác nhau, có thể được sử dụng trong y tế với vai trò như một chất khử trùng, chất tẩy uế và để giải độc và nhiều ứng dụng khác dưới đây.

Vì sao cồn được ứng dụng trong nhiều nghành nghề khác nhau- Video

Ứng dụng trong ngành y tế

Cồn được sử dụng để sản xuất thuốc như thuốc gây mê, thuốc sát trùng,…

Cồn y tế có tác dụng như một chất khử trùng dùng để sát trùng, tẩy sạch trang thiết bị y tế như dao, kéo, kẹp phẫu thuật.

Cồn 70°: dùng để sát khuẩn, vệ sinh vùng da ngoài trước khi tiêm, phẫu thuật hay bôi thuốc vết thương…
Thành phần chủ yếu của cồn là dung dịch ethanol 70% tá dược vừa đủ trong 1 chai với dung tích 60ml, 500ml và 1 lít. Có thể nói cồn 70° là lựa chọn tối ưu nhất cho việc sát khuẩn.

Cồn 90°: được kết hợp từ ethanol 96% và nước tinh khiết. Cồn 90° được sử dụng để sát trùng vết thương ngoài da và khử trùng các dụng cụ y tế đã qua sử dụng.
Cồn 90° thường được sử dụng trong bệnh viện hoặc các phòng khám.

Sử dụng làm chất đốt

Sản phẩm cồn này rất tiện lợi và an toàn sử dụng so với bếp ga mini phục vụ tại các nhà hàng, quán ăn, hay tổ chức các sự kiện tại nhà, picnic,…

Cồn nổi tiếng với vai trò làm nguyên liệu để đun nóng, tạo ra nhiệt lượng.

Các sản phẩm có thể thấy trên thị trường với tên gọi như: cồn thạch, cồn khô được sản xuất từ rượu etylic và các phụ gia khác với hai loại chính là cồn ethanolmethanol.

Ứng dụng trong ngành mỹ phẩm

Cồn đóng một vai trò quan trọng trong ngành mỹ phẩm, đặc biệt với nước hoa, lăn khử mùi…, trong đó cồn tinh luyện 96% hoặc cồn tuyệt đối 99.5% rất hay được sử dụng.

Ở trong ngành mỹ phẩm phổ biến với 2 dạng tương ứng như cồn béo và cồn khô với đặc điểm và tác dụng khác nhau:

  • Cồn khô: Chúng có chức năng bảo quản và tăng tuổi thọ cho các loại sản phẩm.
    Đặc biệt với các sản phẩm như nước hoa hồng, kem chống nắng… có chứa cồn khô sẽ giúp tăng khả năng thấm dưỡng chất nhanh, giúp se khít lỗ chân lông và hạn chế dầu trên da.
  • Cồn béo: Loại cồn này có khả năng dưỡng ẩm, làm dịu và làm mềm da vô cùng hiệu quả.

Một số sản phẩm liên quan do công ty TNHH TM DV Sapa cung cấp:

SDT: 076.24.999.24 / 0971.973.023 ( Mr.Vuong )

Methanol – Indonesia – Methyl alcohol

Methanol – Mã Lai – Methyl Alcohol

Ethanol – Alcohol – Cồn Công Nghiệp 99.5% – Việt Nam

IBA – Isobutanol – Mã Lai – Petronas

Ứng dụng trong ngành thực phẩm

Cồn thực phẩm được dùng trong pha chế đồ uống, nước giải khát như rượu vang, bia, khi sử dụng, nó hỗ trợ chống lại các bệnh về tim mạch giúp cơ thể thư giãn, thoải mái. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng vừa phải, nếu không nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh, ức chế quá trình dẫn truyền tín hiệu lên não bộ…

Ứng dụng cụ thể của cồn thực phẩm như sau:

  • Trong sản xuất rượu bia, lượng cồn thích hợp giúp việc pha chế đồ uống nhanh chóng, đảm bảo chất lượng.
    Tuy nhiên, sử dụng với lượng vừa đủ để đảm bảo sức khỏe cho người dùng.
  • Trong tẩm ướp, bảo quản thực phẩm, sử dụng cồn giúp hương vị của thức ăn ngon hơn, đặc biệt, đây còn là một dung chất giúp bảo quản thực phẩm được tốt nhất.
  • Làm chín thức ăn: Một số món ăn có cách chế biến đơn giản, dùng nhiệt của lửa từ cồn nướng chín, chính vì lẽ đó mà đây cũng là một trong những ứng dụng của cồn thực phẩm.
cồn-trong-thực-phẩm-hoachatsapa-vn
Cồn trong thực phẩm và tiêu chuẩn của nó như thế nào ?

Tiêu chuẩn cồn thực phẩm bao nhiêu là an toàn?

YÊU CẦU ĐỐI VỚI CỒN THỰC PHẨM SỬ DỤNG ĐỂ PHA CHẾ ĐỒ UỐNG CÓ CỒN

Tên Mức quy định Phương pháp thử
 1. Độ cồn, % thể tích ethanol ở 20oC, không nhỏ hơn 96,0 TCVN 8008:2009; AOAC 982.10
 2. Hàm lượng acid tổng số, tính theo mg acid acetic/l cồn 1000, không lớn hơn 15,0 TCVN 8012:2009; AOAC 945.08
 3. Hàm lượng ester, tính theo mg ethyl acetat/l cồn 1000, không lớn hơn 13,0 TCVN 8011:2009; AOAC 968.09; AOAC 972.10
 4. Hàm lượng aldehyd, tính theo mg acetaldehyd/l cồn 1000, không lớn hơn 5,0 TCVN 8009:2009; AOAC 972.08; AOAC972.09
 5. Hàm lượng rượu bậc cao, tính theo mg methyl 2-propanol/l cồn 1000, không lớn hơn 5,0
 6. Hàm lượng methanol, mg/l cồn 1000, không lớn hơn 300 TCVN 8010:2009; AOAC 972.11
 7. Hàm lượng chất khô, mg/l cồn 1000, không lớn hơn 15,0 AOAC 920.47; EC No. 2870/2000
 8. Hàm lượng các chất dễ bay hơi có chứa nitơ, tính theo mg nitơ /l cồn 1000, không lớn hơn 1,0
 9. Hàm lượng furfural Không phát hiện TCVN 7886:2009; AOAC 960.16

Cồn được lưu trữ và bảo quản như thế nào?

Cồn có độ sôi thấp có thể được bảo quản trong bể thép cacbon. Các loại cồn sôi thấp này bao gồm methanol, ethanol, isopropanol, butanol, isobutanol và rượu amyl chính. Không bao giờ được sử dụng bể nhôm để chứa cồn có hàm lượng nước quá thấp.

Để loại trừ không khí, nitơ hoặc bất kỳ khí trơ khô nào phải được cung cấp cho khoang chứa hơi của bể chứa. Nước sẽ tránh được sự nhiễm bẩn của cồn vì quá trình này ngăn cản sự hấp thụ hơi ẩm từ không khí.

Cồn chứa năm nguyên tử cacbon trở lên trên mỗi phân tử hoặc cồn béo cao hơn có thể được lưu trữ trong các bồn chứa bằng thép cacbon, nhôm, thép không gỉ, sắt tráng kẽm hoặc sắt đóng hộp và niken.

Những loại cồn này có điểm đông đặc thấp, do đó nó thường không cần thiết để bảo quản trong quá trình đun nóng.

Vật liệu được sử dụng cho bể có thể được sử dụng cho các dây chuyển. Dịch vụ chuyển có thể sử dụng một máy bơm ly tâm. Nitrile hoặc EDPM tương thích với các miếng đệm.

0 lượt xem | 0 bình luận

Avatar

Nhóm chất hóa học