Vì sao cyclohexanone lại có tên là dầu ông già?

Giai thoại về dầu ông già

Vào năm 1964 khi tác giả nhận gia công hàng chục ngàn sticker cho xe ô tô và dây tờ rơi bằng PVC cho quảng cáo của Shell, khi thấy số lượng khá lớn, tác giả phải quy tụ 20 nhân công, chuyên viên có chuyên môn để làm, và thuê một phân xưởng ở Bến Bình Đông của ông Trần Tử Văn, một chuyên gia về cơ khí, cũng có nghề cao tay trong giới in lụa, cho nên cũng dự trữ nguyên vật liệu cho ngành in và còn hỗ trợ cung cấp thêm nguyên vật liệu hóa chất cho dự án này, chủ yếu là dầu Cyclohexanone (CYC), vì thế ông TTV và thầy Tam Linh ngày càng thân thiết và ngày nào cũng cùng nhau uống cafe đàm đạo.

Sau giải phóng thì bắt đầu ít việc làm, nên tác giả và TTV cũng ít có dịp gặp gỡ. Sau một thời gian im hơi lặng tiếng thì vào một buổi chiều tháng 6 năm đó có một ông già người Hoa độ chừng 60 tuổi đi chiếc xe đạp chở theo một can dung môi PVC, lúc đó được gọi là dầu PVC, đến cơ sở Tam Linh ở quận 1 để hỏi bán với giá rất rẻ, tác giả liền nhận ra đó chính là người giữ kho của ông TTV, tác giả vừa trao đổi để mua can dầu ủng hộ ông dù lúc đó việc làm ăn đang rất ế ẩm, thì ông cũng vừa kể cho thầy Tam Linh về việc ông TTV, bây giờ gia đình ông TTV hiện đang định cư ở Anh.

Dầu ông già - Cyclohexanone - CYC - Nhật Bản - 002
Dầu ông già được hóa chất Sapa cung cấp và phân phối toàn quốc

Hóa ra cụ già người Hoa này bán cho rất nhiều cơ sở khác trong thành phố chứ không chỉ riêng chỗ này. Ông đi rao bán khắp các nẻo đường từ Lý Thái Tổ, Phùng Hưng, chợ Kim Biên, tới những cửa hàng bán sơn ở Nguyễn Văn Cừ. Rồi các tiệm sơn này lại bán lại cho những người in lụa.

Sau khi thầy Tam Linh dùng hết số dầu PVC của ông bán thì thầy kiếm lại ông ở kho của TTV thì phát hiện nhà xưởng này đã được nhà nước quản lý, vì tìm không ra cụ người Hoa này nên tác giả tiếp tục tìm mua dầu PVC tại các cửa hàng sơn, và các cửa hàng hóa chất, nhưng ở đâu hỏi họ cũng đều không có loại dầu Cyclohexanone. Nhưng vì rất cần loại dầu này nên bữa sau tác giả đem theo 1 mẫu chai dầu nhỏ đi hỏi, lên một cửa hàng quen ở đường 3 tháng 2 và hỏi: “Chị có dầu Cyclohexanone không?” thì chị lắc đầu “Cyclohe… là dầu gì?”

Tác giả lấy mẫu thử để đưa chị xem, chị mở nắp ngửi rồi nói “à hóa ra là dầu ông già, cậu mua bao nhiêu?”
Lúc này tác giả mới nhận ra, nói chỉ mua 5 lít trước, nếu tốt sẽ mua nhiều, đồng thời hỏi thêm về tên khoa học của dầu ông già để lần sau biết cách tìm mua
Thì chị chủ tiệm nói là “ai mà biết cái tên khoa học gì đâu, cái này người ta ai cũng gọi là dầu ông già”

Thế là thầy Tam Linh cũng thắc mắc tại sao lại không dùng tên nào khác rõ ràng hơn như xăng thơm, axeton, dầu chuối mà lại là tên đó?
Chị chủ tiệm bảo là bởi vì dầu này do cái ông già người Hoa ổng bán, nên người ta gọi thế

Lúc này thầy Tam Linh đã hiểu sự ngành, thì ra mọi chuyện là như vậy, thầy đã hiểu được về cái “thói quen” cũng như nguồn gốc bắt nguồn của các phong tục tập quán mình, thầy ngẫm cũng thấy thú vị khi các tên Dầu ông già lại gây ấn tượng khắc sâu vào tâm trí của mọi người, của cả giới in lụa và cả các thợ sơn.

Đến nay là đã hơn 40 năm trôi qua, cái tên Dầu Ông Già vẫn xuất hiện tồn tại ở khắp Sài Gòn trong cách tiệm sơn, tiệm hóa chất ở khu chợ Kim Biên, Lý Thái Tổ, cầu Cammette, Nguyễn Văn Cừ,… bất kỳ nơi đâu chỉ cần bạn hỏi Dầu Ông Già là ai cũng biết, còn khi bạn nói dầu Cyclohexanon thì dám chắc rằng cửa hàng biết loại dầu này chỉ đến trên đầu ngón tay mà thôi. Thật là một phong tục hay một thói quen thú vị!

Dầu ông già là gì?

Dầu ông già là một dung môi được sử dụng rất phổ biến trong ngành nhựa, nhất là nhựa PVC, dầu ông già có công thức hóa học là C­6H10O (cyclohexanone) (CYC), do tan được rất nhiều hợp chất hữu cơ nên được dùng làm nguyên liệu để tổng hợp điều chế chất khác. Trong PVC thì dầu ông già được dùng làm phụ gia cho keo dán PVC. Tăng độ bám màu cho sơn, hoặc làm chất tẩy trắng, nên đây cũng là một chất rất cần thiết trong sơn màu, mực in,….

vi-sao-cyclohexanone-lai-co-ten-la-dau-ong-gia
Vì sao Cyclohexanone lại có tên là ” dầu ông già “?

Bởi vì thầy Tam Linh được rất nhiều người trong giới in lụa, in lưới ngưỡng mộ khi viết ra cuốn sách “Tự học in lụa” cực kỳ có giá trị trong ngành, thầy đã viết cuốn sách bằng một tâm huyết đến tuyệt vời, cộng với tri thức chuyên môn được trình bày một cách khoa học, giản dị và dễ hiểu, rất đáng để những người mới bước vào nghề có thể dễ dàng tham khảo.

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *